Giá nước sinh hoạt 2018 tại Hà Nội có gì mới?

Những năm gần đây nước sạch sinh hoạt sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá, việc tăng giá nước sinh hoạt do hoạt động cung cấp nước liên tục gặp nhiều vấn đề và nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng tăng. Đặc biệt với hệ thống dẫn nước Sông Đà của VIWACO, khi đường ống đã trải qua 21 lần vỡ tính đến ngày 18/6/2017, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân trong nhiều ngày.

Theo Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (VIWACO), đơn vị điều hành hệ thống cấp nước Sông Đà từ 1/10/2016 Mức giá nước áp dụng cụ thể đối với các hộ gia đình sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt như sau (bảng giá trên đã bao gồm 5% thuế VAT và 10% phí BVMT):

TT Mức sử dụng hằng tháng Giá bán hiện hành Giá bán từ 1/10  Giá thanh toán (*)
1 10m3 đầu tiên 5.020 5.973 6.869
2 Từ trên 10-20m3 5.930 7.052 8.110
3 Từ trên 20-30m3 7.313 8.669 9.969
4 Trên 30m3 13.377 15.929 18.318

Tương tự, giá bán nước sạch cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn cũng được thông báo tăng trong khoảng 1.574-3.726 đồng mỗi m3 (bảng giá trên đã bao gồm 5% thuế VAT và 10% phí BVMT):

TT Đối tượng sử dụng Giá bán hiện hành Giá bán từ 1/10 Giá thanh toán (*)
1 Cơ quan hành chính sự nghiệp 8.381 9.955 11.448
2 Đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng 8.381 9.955 11.448
3 Đơn vị sản xuất 9.796 11.615 13.357
4 Kinh doanh dịch vụ 18.342 22.068 25.378

Theo Viwaco, đối với khách hàng sử dụng nước với nhiều mục đích khác nhau, Công ty Viwaco sẽ căn cứ tình hình sử dụng nước thực tế, thống nhất tỷ lệ nước sử dụng cụ thể cho mỗi loại mục đích để áp mức giá phù hợp với từng mục đích sử dụng.

Còn theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết thì mỗi năm mức tăng giá nước bình quân là 10,5% đã được Sở Tài chính thành phố thẩm định, Sawaco cho hay.

Sawaco cho biết tăng giá nước sinh hoạt là cần thiết để phát triển ngành nước thành phố bởi chi phí đầu tư chiếm khoảng 72% giá thành nước sạch trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 – 2019. Tổng công suất nước cấp từ các nhà máy nước cho người dân thành phố sẽ phải tăng lên khoảng 3,7 triệu m3/ngày vào năm 2025, gấp 2,2 lần so với công suất hiện nay. Do vậy, tăng giá nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư phát triển ngành nước, theo lập luận của Sawaco.

Bảng giá nước đề xuất tăng theo lộ trình từ 2015 – 2019 (đơn vị tính: đồng/m3): Giá trên chưa bao gồm 5% thuế VAT và 10% phí BVMT

Đối tượng sử dụng 2015 2016 2017 2018 2019
Sinh hoạt hộ nghèo (đến 4m3/người/tháng) 5.300 5.800 6.500 7.100 7.900
Sinh hoạt hộ dân cư:
 – Đến 4m3/người/tháng 6.000 6.600 7.300 8.100 8.900
 – Từ 4 – 6 m3/người/tháng 9.600 10.600 11.700 13.000 14.400
 – Trên 6 m3/người/tháng 11.800 13.100 14.400 16.000 17.700
Đơn vị sản xuất 9.800 10.800 12.000 13.200 14.600
Cơ quan, đoàn thể hành chính sự nghiệp 10.800 11.900 13.200 14.500 16.100
Đơn vị kinh doanh, dịch vụ 17.800 19.700 21.700 24.000 26.600
Khu chung cư, ký túc xá, khu lưu trú công nhân có hệ thống ống nội bộ Giảm 10% đơn giá nước sinh hoạt nêu trên
Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất có hệ thống ống nội bộ Giảm 10% đơn giá nước sản xuất nêu trên
Khu thương mại dịch vụ, các chợ đầu mối có hệ thống ống nội bộ và phân phối cho đối tượng sử dụng nội bộ Giảm 10% đơn giá nước kinh doanh, dịch vụ nêu trên

Như vậy sau mỗi năm nước sạch lại tăng thêm một giá, cuộc sống của người dân khó khăn lại càng thêm khó khăn, trong khi thu nhập của người dân không có gì thay đổi nhưng các chi phí lại cứ lần lượt leo thang. Mặc dù tiền nước chỉ là một trong những chi phí rất nhỏ trong gia đình nhưng gộp lại các chi phí trong gia đình thì đó lại là vấn đề nan giải của người dân. Nước sạch là mặt hàng thiết yếu, nên chăng trong giai đoạn hiện nay Nhà nước sử dụng quỹ bình ổn để không tăng giá nước, góp phần ổn định đời sống của người dân.

Chi phí nước sinh hoạt trong gia đình mỗi năm lại thay đổi tăng giá. Tuy vậy chất lượng nước sinh hoạt vẫn chưa thực sự được cải thiện. Rất nhiều hộ gia đình đã phải chi từ 5 triệu đến hơn 10 triệu đồng để lắp thiết bị lọc lại nước sinh hoạt. Tính ra, giá bán nước sinh hoạt đến người sử dụng rất cao, chưa thực sự phù hợp với thu nhập bình quân của người dân.

Xem thêm: Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình loại nào tốt nhất?

Cần làm gì để tiết kiệm và nâng cao chất lượng nước sinh hoạt

Tiết kiệm và nâng cao chất lượng nước là việc làm cấp bách cần thực hiện ngay, nó cũng sẽ chính là cách để bạn tiết kiệm tiền và bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.

Một số giải pháp tiết kiệm nước bạn cần biết.

Như đã nói ở trên, tiết kiệm nước sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết và cần phải thực hiện ngay, sau đây chúng ta sẽ đến với một số biện pháp:

  • Tuyên truyền giáo dục cho mọi người ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sinh hoạt hợp lý và thực hiện đúng theo tinh thần đó
  • Không nên xả nước trong quá trình rửa bát hay rửa rau củ quả, rửa xong rồi mới xả lần nước tiếp theo.
  • Sử dụng vòi tắm hoa sen một cách thông minh để tiết kiệm nước
  • Tái sử dụng nước, sau khi bạn vo gạo bạn có thể dùng nước đó để rửa rau…
  • Khi dùng xong nước phải vặn chặt van nước, tránh rò rỉ, thường xuyên kiểm tra đường ống nước
  • Sử dụng hệ thống bình chứa, bể để dự trữ nước
  • Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước…
  • Và nhiều biện pháp tiện ích khác.

Những biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nước

Để nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, các bạn cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

  • Kiểm tra xét nghiệm nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt.
  • Không sử dụng nguồn nước có nghi ngờ hay chứa chất độc hại
  • Nước giếng khoan hay giếng đào đều phải được xử lý mới có thể sử dụng cho sinh hoạt
  • Sử dụng nước máy đã qua xử lý, loại bỏ các tạp chất
  • Sử dụng các thiết bị lọc nước thông minh như các dòng máy lọc nước để nước sau khi lọc sẽ ngọt ngào, tinh khiết, sạch khuẩn mà giá cả lại phải chăng, chế độ bảo hành tốt, hợp với mọi nhà
  • Đối với các nhà máy nước cần xử dụng công nghệ lọc nước mới nhất, không ngừng nâng cao, nghiên cứu các giải pháp mới để chất lượng nước sinh hoạt ngày càng tốt hơn.
  • Các cơ quan nhà nước về quản lý nước sinh hoạt cần phải tăng cường thanh tra kiểm soát với nhiều hình thức khác nhau như định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời xử lý sai phạm, để nguồn nước của chúng ta luôn sạch trọng và tốt cho sức khỏe người sử dụng.
  • Và một số giải pháp khác…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *